Bệnh tay chân miệng độ 1 bao lâu thì khỏi?
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp, bệnh xảy ra rải rác quanh năm nhưng có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm: tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12 tại hầu hết tỉnh thành trong cả nước. Trong đó, tay chân miệng cấp độ 1 là mức độ nhẹ nhất của bệnh.
Bệnh tay chân miệng hiện nay được phân chia thành 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng:
Tay chân miệng độ 1: Biểu hiện ở trẻ chỉ có loét miệng và/hoặc tổn thương trên da;
Tay chân miệng độ 2a: Bên cạnh loét miệng và tổn thương da còn kèm theo một trong các dấu hiệu sau:
- Trẻ có biểu hiện giật mình dưới 2 lần trong 30 phút và bác sĩ không ghi nhận giật mình lúc khám
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C, sốt kéo dài trên 2 ngày, nôn ói nhiều lần, thay đổi tri giác lừ đừ hoặc quấy khóc vô cớ;
Tay chân miệng từ độ 2b đến độ 3, độ 4: Đây là những cấp độ bệnh nặng hơn, xuất hiện các biến chứng ở trẻ như biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp…
Bệnh tay chân miệng độ 1 bao lâu thì khỏi?
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra nên hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, nguyên tắc điều trị tay chân miệng chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng đỡ thể trạng, dự phòng và điều trị các biến chứng xảy ra ở trẻ, đặc biệt là khi xảy ra biến chứng suy tuần hoàn, hô hấp.
Trong số các cấp độ bệnh, chỉ có tay chân miệng cấp độ 1 là được điều trị ngoại trú và theo dõi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Các biện pháp hỗ trợ đối với trẻ bị tay chân miệng độ 1 bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ tùy theo độ tuổi;
- Khi trẻ sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol với liều lượng khoảng 10-15mg/kg/lần uống hoặc đặt hậu môn cách mỗi 6 giờ;
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ;
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, tránh hoàn toàn các kích thích;
Quan trọng nhất là đưa trẻ đến gặp bác sĩ theo lịch hẹn. Thông thường tay chân miệng độ 1 sẽ tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu tiên. Trường hợp trẻ sốt thì tái khám mỗi ngày đến khi ngưng sốt ít nhất 48 giờ.
Tay chân miệng cấp độ 1 có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ có các biểu hiện sau đây thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay:
- Trẻ sốt cao, thân nhiệt trên 39 độ C;
- Thay đổi nhịp thở như thở nhanh, khó thở, thở co kéo;
- Đột ngột trẻ xuất hiện giật mình lúc ngủ;
- Trẻ lừ đừ, quấy khóc vô cớ hoặc bứt rứt khó ngủ;
- Nôn ói nhiều;
- Đối với trẻ biết đi thì phụ huynh nên chú ý quan sát theo dõi con khi thấy trẻ đi loạng choạng hoặc run tay chân.
- Dấu hiệu suy tuần hoàn như da nổi vân tím, tay chân lạnh vã mồ hôi;
- Trẻ đột nhiên co giật hoặc hôn mê.
Trong hầu hết các trường hợp tay chân miệng độ 1 sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị quá nhiều trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, trong những tình huống đặc biệt, bác sĩ có thể sẽ tư vấn thêm cho phụ huynh các biện pháp điều trị hoặc cách chăm sóc tay chân miệng độ 1 tại nhà cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
Sử dụng các dung dịch sát khuẩn được phép để vệ sinh phòng bội nhiễm và lây chéo. Dung dịch Dr.ECA hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ