Chăm sóc bé bị tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Việc chăm sóc người bị bệnh tay chân miệng đúng cách sẽ giúp tránh được các biến chứng nguy hiểm. Nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng chỉ có mụn nước và loét miệng thì cha mẹ nên chăm sóc trẻ theo các bước như sau:
- Dùng thuốc: Cho bé uống thuốc hạ sốt và giảm đau paracetamol nếu trẻ sốt trên 38,-5 độ C. Các thuốc còn lại cần có sự chỉ định từ bác sĩ.
- Ăn uống: Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước mát.
- Vệ sinh thân thể: Khi trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh nên dùng dung dịch sát khuẩn bôi lên vết thương hở ngoài da nhằm phòng tránh bội nhiễm. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý (nếu trẻ làm được) và nhỏ mũi, mắt thường xuyên cho trẻ. Quần áo và vật dụng của trẻ nhiễm bệnh cần được khử trùng với dung dịch sát khuẩn (như Dr.ECA). Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng cho bé hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn.
- Không để con gãi, chọc vào bọng nước trên da; không dùng muối, chanh hay loại thuốc liền da, chống viêm mà không có chỉ định từ bác sĩ. Đồng thời, khi chăm sóc trẻ nên đeo khẩu trang và rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc các dung dịch khử trùng để sát khuẩn, tránh lây lan sang những trẻ khác.
Lưu ý: Khi thấy trẻ có các triệu chứng như sốt cao kéo dài, quấy khóc, nôn trớ nhiều, ngủ li bì, hay bị giật mình, thở nhanh, … thì cần đưa bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Sử dụng dung dịch Dr.ECA hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng
- Súc miệng và sát khuẩn các nốt mụn
- Khử trùng quần áo, đồ chơi, vật dụng của bé
- Khử trùng môi trường xung quanh, tay nắm cửa, bàn ghế, …