Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng?

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ hơn người lớn, nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi đang đi nhà trẻ và có những sinh hoạt tập thể dễ lan truyền bệnh.

Khi trẻ có một trong các triệu chứng sau, bạn có thể nghĩ đến bệnh tay chân miệng và cho con thăm khám/ điều trị kịp thời:

Bệnh khởi phát với một số triệu chứng (không điển hình cho bệnh) kéo dài trong 1 – 2 ngày:

– Sốt nhẹ, đi ngoài phân lỏng vài lần trong ngày, không có máu.

– Trẻ quấy khóc, biếng ăn, nôn, đau họng.

Sau đó là xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh, với biểu hiện phát ban ở vị trí đặc hiệu:

– Loét miệng: loét ở vòm khẩu cái, niêm mạc má, lợi, lưỡi xuất hiện các chấm đỏ sau đó hình thành phỏng nước, mụn nước, khi phỏng nước vỡ để lại các vết loét đỏ.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng

Phát ban phỏng nước, mụn nước: 

  • Ban có hình bầu dục hoặc hình tròn thường có màu vàng, nổi cộm trên da và không đau. Ban tự vỡ, tự khô và không để lại vết loét.
  • Xuất hiện ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
  • Một số trường hợp không điển hình có thể chỉ loét miệng, có hồng ban dát đỏ ở tay, chân.

Phân biệt với các bệnh có phát ban da khác.

  • Sốt phát ban: hồng ban xen kẽ dạng sẩn, thường có hạch sau tai.
  • Thủy đậu: phỏng nước rải rác toàn thân.
  • Dị ứng: hồng ban, không có phỏng nước.
  • Sốt xuất huyết Dengue: chấm xuất huyết, xuất huyết niêm mạc.

Một số trường hợp có thể có các biến chứng nguy hiểm về thần kinh, hô hấp và tim mạch.

Biến chứng về thần kinh: viêm não, viêm màng não với một số biểu hiện như:

  • Ngủ gà, run chi, mắt nhìn ngược.
  • Yếu, liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não.
  • Rung giật cơ.
  • Tăng trương lực cơ.
  • Trẻ co giật, hôn mê,…

Biến chứng về tim mạch: mạch nhanh, da nổi vân tím, và mồ hôi, lạnh chi, tăng huyết áp.

Biến chứng về hô hấp: suy hô hấp cấp (thở nhanh, khò khè,…), phù phổi cấp (khó thở, tím tái, phổi nhiều ran ẩm,…).


Giữ vệ sinh hàng ngày và sử dụng các dung dịch khử trùng như Dr.ECA, Nano bạc sát khuẩn thường xuyên là một trong những cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả.

Bình luận đã bị đóng.