Bệnh tay chân miệng có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh tay chân miệng có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ.

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus. Có hai loại virus gây bệnh chính là Coxsackievirus và Enterovirus. Mỗi loại virus có đặc điểm dịch tễ, phân bố ảnh hưởng chủ yếu theo vùng và từng năm khác nhau. Đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan bùng phát thành dịch.

Nhìn chung, năm nào xảy ra dịch tay chân miệng với chủng Enterovirus ưu thế sẽ có nhiều biến chứng nặng nề hơn.

Bệnh tay chân miệng trẻ em

Đối tượng thường gặp của bệnh là nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu biết bò, trườn, đi, tập ăn dặm… nên tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh. Đến lúc đi trường mẫu giáo, trẻ sinh hoạt cùng với các trẻ đồng trang lứa, nguy cơ lây nhiễm thuận lợi hơn. Đây chính là điều kiện gây bùng phát dịch tay chân miệng ghi nhận hằng năm.

Ở trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng do còn bú sữa mẹ, còn được nhận kháng thể chống bệnh tật từ mẹ và trẻ lớn trên 5 tuổi, có hệ miễn dịch phát triển tương đối hoàn thiện, khả năng mắc bệnh giảm dần.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ được ghi nhận xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, hai mốc thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12 được quan sát thấy tần suất bệnh cao hơn hẳn, nhiều ổ dịch bùng phát, nhiều ca có biến chứng nặng.

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Bệnh tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Virus gây bệnh tồn tại trong nước bọt, dịch hắt hơi, sổ mũi, phân, dịch vỡ bóng nước trên da, niêm mạc… Sinh bệnh học của các chủng siêu vi này làm cơ thể tăng bài tiết các dịch tiết khi mắc bệnh. Trẻ hắt hơi, chảy mũi, ngậm mút đồ chơi chung với nhau là con đường lây truyền thuận lợi. Khi bị phát tán ra ngoài, virus vẫn có thể tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng, bám lên đồ dùng, đồ chơi, sàn nhà, ly chén, khăn, quần áo. Nếu một trẻ khỏe mạnh tiếp xúc chung trong môi trường này thì rất dễ bị lây nhiễm.

Tuy nhiên, tay chân miệng không phải chỉ ảnh hưởng đến trẻ em. Vẫn có các báo cáo về những trường hợp người lớn bị tay chân miệng lây truyền từ trẻ mắc bệnh khi chăm sóc, vệ sinh cho trẻ.

Sử dụng dung dịch Dr.ECA vệ sinh khử trùng phòng và hỗ trợ điều trị trẻ bị tay chân miệng

Dung dich khu trung Dr.ECA
Dung dịch khử trùng Dr.ECA phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng

Sử dụng dung dịch Dr.ECA để

  • Súc họng, miệng, vệ sinh khoang miệng
  • Vệ sinh, sát khuẩn nốt mụn ngoài da
  • Tắm tráng toàn thân tránh bội nhiễm
  • Sát khuẩn đồ chơi, vật dụng – nguồn lây nhiễm chéo

Bình luận đã bị đóng.